Bị đứt gân chân bao lâu thì lành? Cách hỗ trợ điều trị hiệu quả.

Trong quá trình làm việc và sinh hoạt, sẽ luôn có những rủi ro không mong muốn đến bất chợt. Một trong số đó là đứt gân chân. Vậy bị đứt gân chân bao lâu thì lành? Những cách hỗ trợ điều trị đứt gân chân hiệu quả là gì? Hãy cùng tìm hiểu mọi thứ về đứt gân chân trong bài viết dưới đây.

1. Bệnh nhân bị đứt gân chân bao lâu thì lành?

Thời gian phục hồi sau khi bị đứt gân chân ở mỗi người là khác nhau. Bệnh nhân bị đứt gân chân bao lâu thì lành? Thời gian phục hồi đứt gân chân có thể kéo dài đến 6 tháng, tính cả thời gian tập luyện và vật lý trị liệu.
Đứt gân chân ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động đi lại của người bệnh. Thậm chí, đứt gân chân có thể khiến người bệnh không thể đi lại, tàn phế nếu không điều trị kịp thời và đúng cách.

2. Những cách hỗ trợ điều trị đứt gân chân hiệu quả nhất.

Để việc điều trị đứt gân chân được hiệu quả và nhanh chóng, người bệnh phải có cho mình những phương pháp phù hợp.

2.1. Cách xử lý ban đầu khi bị đứt gân chân

Khi bị đứt chân, bạn nên hạn chế tối đa vận động của chân mà thay vào đó hãy nghỉ ngơi sau khi bị chấn thương. Bệnh nhân có thể tập đi bằng giày có đệm gót hoặc bó bột với bàn chân gập về phía gan chân theo chỉ định của bác sĩ.
Chườm đá, chườm lạnh tại vị trí bị thương. Cần lưu ý không chườm trực tiếp đá lạnh lên da trần bởi nó có thể gây bỏng lạnh. Bạn có thể chườm lạnh 3- 4 lần một ngày, mỗi lần từ 15- 20 phút.
Sử dụng băng dán cơ chuyên dụng để cố định cổ chân, giảm đau, tránh cho các tổn thương thêm nặng.
Nằm kê cao chân ít nhất trong 48 giờ đầu sau khi bị đứt gân chân. Chân cần kê cao hơn tim để quá trình lưu thông máu diễn ra dễ dàng.
Nếu chân bị tổn thương nhẹ, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau có chứa Ibuprofen, Alpha Choay,… để giảm các cơn đau và hạn chế những tác dụng phụ không mong muốn.
Tuy nhiên, nếu chân bị tổn thương nặng, sưng phù nề nhiều, ảnh hưởng đến vận động thì cần đi khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và có những phương pháp điều trị thích hợp.

Cố định chân bằng băng dán cơ chuyên dụng

2.2. Điều trị đứt gân chân có sự hỗ trợ của phẫu thuật

Đứt gân chân có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp như: bó bột, phẫu thuật nối gân. Ở những đoạn mất gân lớn, việc tái tạo có thể được gia cố, ghép đoạn bằng các gân khác.
Việc điều trị sớm có thể giúp người bệnh giảm được các biến chứng và chân sớm được phục hồi nhưng sau đó người bệnh vẫn cần kết hợp các trị liệu vật lý, tập luyện để có thể đi lại bình thường.

2.3. Các bài tập phục hồi chức năng sau khi phẫu thuật đứt gân chân

Để rút ngắn thời gian điều trị, người bệnh cần tập luyện thường xuyên, đều đặn các bài tập phục hồi chức năng sau khi phẫu thuật đứt gân chân
Giai đoạn 1: 2 tuần đầu sau phẫu thuật sau phẫu thuật đứt gân chân
Trong giai đoạn này, các bài tập chủ yếu giúp kiểm soát các vết sưng và viêm, giúp người bệnh thích nghi dần trong sinh hoạt hàng ngày. Người bệnh cần lưu ý: đeo nẹp chân liên tục ở tư thế trùng gót chân, sử dụng nạng khi di chuyển, không tạo áp lực lên chân vừa phẫu thuật.
Một số bài tập cho giai đoạn 1:
Bài tập tuần hoàn: Tập cử động các ngón chân
Bài tập lấy lại tầm vận động của khớp lân cận: Tập khớp gối

Sử dụng nạng để di chuyển

Giai đoạn 2: từ 2- 6 tuần sau phẫu thuật
Các bài tập ở giai 2 sẽ hỗ trợ giảm sưng, duy trì chức năng vận động của khớp háng và khớp đầu gối. Ở giai đoạn này, người bệnh vẫn phải dùng nạng để đi lại nhưng sẽ bắt đầu tỳ lực lên chân vừa phẫu thuật. Tuy nhiên, người bệnh chỉ tỳ 20- 50% lực lên chân bị đau, khi đi không được duỗi quá mức. Tập các bài tập hỗ trợ gập dần bàn chân về phía mu tới khi bàn chân vuông góc với cẳng chân.
Một số bài tập cho giai đoạn 2:
Bài tập gấp, duỗi, nghiêng khớp cổ chân
Các bài tập nhằm tăng sức mạnh cho cơ trung tâm và các bài tập giãn cơ

Gập bàn chân về phía mu bán chân

Giai đoạn 3: từ 8- 16 tuần sau phẫu thuật
Vào giai đoạn này, người bệnh sẽ tập bỏ nạng dần dần cho đến khi quen hẳn. Cần tập gấp bàn chân về phía mu của bàn chân, tăng dần sức mạnh cho phần cơ bụng chân.
Một số bài tập cho giai đoạn 3:
Bài tập sức mạnh cho khớp cổ chân
Bài tập sức mạnh cho cơ bụng chân.

2.4. Chế độ dinh dưỡng cho người bị đứt gân chân

Bệnh nhân bị đứt gân chân bao lâu thì lành? Bệnh cạnh việc điều trị bằng thuốc, phẫu thuật thì chế độ dinh dưỡng cũng rất cần thiết với người bị đứt gân chân, hỗ trợ vết thương mau lành.
Gân là phần kết nối giữa xương và cơ, được tạo nên từ 80% là Collagen. Collagen được tạo ra từ các axit amin chính như: Glycine, Proline. Bởi vậy, để phục hồi nhanh chóng, người bệnh cần bổ sung đầy đủ vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng đa lượng, đặc biệt là Protein. Các thực phẩm như: gelatin, đậu nành, thịt gà, pho mát, trứng, bơ,… đều là những thực phẩm được khuyến khích dành cho những người sau khi bị đứt gân chân.
Để mau chóng hồi phục gân chân bị đứt, người bệnh cũng cần phải bổ sung các thực phẩm giàu Leucine bởi đây là axit amin duy nhất có khả năng kích thích trực tiếp hình thành gân. Leucine có thể được bổ sung thông qua một số loại thực phẩm như: cá ngừ, đậu lăng, cá tuyết, hạnh nhận, sữa và whey protein.
Ngoài ra, khi bị đứt gân chân, lưu lượng máu đến gân kém, ảnh hưởng đến việc cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho các cơ quan lân cận. Nên việc tăng cường nitrat trong chế độ ăn hàng ngày cũng rất quan trọng, giúp hỗ trợ tăng lưu lượng máu qua các mao mạch. Củ dền, rau bina, rau rocket, cần tây đều là những thực phẩm giàu nitrat.

Thực phẩm nên bổ sung khi bị đứt gân chân

Gân gót chân là cơ quan đóng vai trò rất lớn trong việc vận động, di chuyển. Bất kỳ tác động nào từ bên ngoài cũng có thể khiến gân gót chân bị đứt. Việc phục hồi phụ thuộc rất lớn vào cơ địa mỗi người, chế độ dinh dưỡng, tập luyện. Hy vọng thông qua bài biết này bạn đã có cho mình câu trả lời cho câu hỏi: Bị đứt gân chân bao lâu thì lành? Cách hỗ trợ điều trị đứt gân chân hiệu quả.